Mọi Nhịp tim đều Đáng trân trọng: Hãy hành động và Tạo ảnh hưởng tích cực nhân Ngày Tim mạch Thế giới này

Evaluation Scorecard
Thẻ điểm Đánh giá Chiến lược đối với bệnh tim mạch từ Lời kêu gọi vì Hành động Chung: Tái định nghĩa Chăm sóc Tim mạch trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương1
 

Quý vị muốn biết các bác sĩ lâm sàng nghĩ gì? Tải về mẫu infographic cho báo cáo khoảng trống bệnh suy tim của Hiệp hội Tim mạch Châu Á – Thái Bình Dương để có được những thông tin thiết thực và hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng.

 

Chi phí cho bệnh tim mạch trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

 

Bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân gây tử vong số 1 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

 

 
6 trên 10 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu xảy ra ở Châu Á

6 trên 10 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu xảy ra ở Châu Á

 

Từ năm 2009 đến 2019, các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã

 

Animated pie chart showing 10-45% increase in ischemic heart disease and stroke deaths in Asia from 2009 to 2019

Tăng 10-45% tỷ lệ mắc Bệnh tim thiếu máu cục bộ và Tử vong do đột quỵ3

Animated pie chart showing 20-74% increase in atrial fibrilation deaths in Asia from 2009 to 2019

Tăng 20-74% tỷ lệ Tử vong do rung nhĩ4

Tổng chi phí trực tiếp cho bệnh tim mạch tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam trong năm 2021 hoặc năm gần nhất ước tính là 177,9 tỷ USD1.

 

placeholder_directcost of CVD
Mức chi trực tiếp cho bệnh tim mạch trên 9 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ Lời Kêu gọi vì Hành động Chung: Tái định nghĩa Chăm sóc Tim mạch trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương1

 

Ưu tiên các mục tiêu nhằm cải thiện hệ sinh thái hỗ trợ chữa bệnh tim mạch

 

Để đối phó với gánh nặng ngày càng tăng của bệnh tim mạch ở các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo của Liên minh APAC bệnh tim mạch đề xuất mọi quốc gia đều cần một chiến lược chung về bệnh tim mạch trên toàn quốc. Các chiến lược cần xem xét toàn bộ hành trình của bệnh nhân, các loại bệnh tim mạch cũng như các bệnh mạn tính liên quanphù hợp với nhu cầu của hệ sinh thái hỗ trợ chữa bệnh tim mạch quốc gia.

 

Để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 3.4 nhằm giảm tỷ lệ tử vong sớm và tàn tật do các bệnh không lây nhiễm (NCD)đến năm 2030, các chiến lược về bệnh tim mạch quốc gia cần ưu tiên 3 mục tiêu:

 

CVD alliance report outcomes

 

1. Giảm tỷ lệ tử vong sớm

 

Nhiều ca tử vong vốn có thể phòng ngừa đã xảy ra do công tác ứng phó các trường hợp khẩn cấp chưa đủ hiệu quả.

 

Các chương trình phòng ngừa tiên phát và thứ phát toàn diện có thể ngăn ngừa tới 80% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch (CVD), đặc biệt là đau tim và đột quỵ.

 

2. Giảm tỷ lệ nhập viện và tái nhập viện

 

Giảm tỷ lệ nhập viện có thể làm giảm nguy cơ xảy ra và tái phát các sự cố về biến cố tim mạch đe dọa tính mạng cấp tính, từ đó làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

 

Việc tăng cường khả năng sàng lọc và chẩn đoán trong khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhằm phòng ngừa các biến cố tim mạch cấp.

 

3. Hạn chế các trường hợp mắc bệnh tim mạch mới

 

Việc phòng ngừa bệnh tim mạch sớm là cần thiết để tạo ra một hệ thống y tế bền vững cho tương lai

 

Tăng cường nhận thức về bệnh tim mạch và sàng lọc thường xuyên thông qua các chương trình phòng ngừa và tăng cường sức khỏe có thể trì hoãn sự khởi phát và làm chậm sự gia tăng của bệnh tim mạch ở cấp quần thể.

 

Đăng Ký Ngay.

 

Các Khuyến nghị để đạt được kết cục bệnh tim mạch tốt hơn: Bác sĩ lâm sàng có thể đóng góp như nào?

 

Báo cáo trình bày 6 Khuyến nghị chính để đạt được 3 mục tiêu:

 

Khuyến nghị #1: Xây dựng/củng cố chiến lược chung cho bệnh tim mạch trên toàn quốc

 

  • Bác sĩ lâm sàng có thể tập trung vào việc tích hợp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc bậc 3 và phục hồi chức năng cho việc chuyển tiếp chăm sóc liền mạch cho bệnh nhân.
  • Bác sĩ lâm sàng cũng có thể tham gia vào quá trình xây dựng chính sách bằng cách trình bày các bằng chứng khoa học và ý kiến của chuyên gia để thúc đẩy các chính sách toàn diện và công bằng sẽ có lợi cho bệnh nhân

Khuyến nghị #2: Tăng cường các dịch vụ y tế khẩn cấp để phòng ngừa tử vong sớm và tàn tật

 

  • Bác sĩ lâm sàng có thể cải thiện và thực hiện chẩn đoán tại khoa cấp cứu (ED) dựa trên bằng chứng để phân loại bệnh nhân nhằm chăm sóc kịp thời và thích hợp.

Khuyến nghị #3: Tăng cường khả năng và hướng dẫn sàng lọc và chẩn đoán nhằm phát hiện sớm, từ đó cải thiện khả năng quản lý nguy cơ bệnh tim mạch và phòng ngừa thứ phát

 

  • Bác sĩ lâm sàng có thể tăng cường khả năng chẩn đoán bằng cách tận dụng các chất chỉ điểm sinh học tim mới dựa trên bằng chứng như NT-proBNP và troponin độ nhạy cao để phát hiện sớm các bệnh tim mạch
  • Bác sĩ lâm sàng cũng có thể tích hợp vào thực hành lâm sàng của họ: sàng lọc tăng lipid máu để phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sàng lọc phòng ngừa thứ phát ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như những bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Khuyến nghị #4: Phòng ngừa tái nhập viện bằng cách cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng tim

 

  • Bác sĩ lâm sàng có thể giúp nâng cao nhận thức và hỗ trợ phục hồi chức năng bằng cách giới thiệu bệnh nhân đến các nhóm hỗ trợ bệnh nhân cũng như khuyến khích tham gia và tuân thủ chương trình phục hồi chức năng.
  • Bác sĩ lâm sàng cũng có thể áp dụng nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để chăm sóc bệnh nhân có bệnh tim mạch sau xuất viện nhằm đảm bảo họ được hỗ trợ liên tục và tốt nhất.

Khuyến nghị #5: Giải quyết các yếu tố gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và ít vận động thông qua các chương trình nâng cao nhận thức và thay đổi các chính sách đa ngành toàn diện

 

  • Bác sĩ lâm sàng có thể tăng cường các chương trình quản lý và sàng lọc béo phì, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Bác sĩ lâm sàng cũng có thể khuyến khích bệnh nhân lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn và tư vấn cho họ nên giảm thực phẩm nào trong chế độ ăn uống.

 

Thực hành lâm sàng: hành động để lấp những khoảng trống

 

Các bác sĩ lâm sàng có thể làm gì ngay bây giờ để cải thiện chiến lược quản lý bệnh suy tim của họ? Hiệp hội Tim mạch Châu Á – Thái Bình Dương đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm ra khoảng trống trong các hệ sinh thái hỗ trợ chữa bệnh suy tim từ các bác sĩ lâm sàng.

World heart day NP

 

Kết quả cho thấy 58% số người được hỏi cho biết rằng chưa đến một nửa số bệnh nhân của họ có xét nghiệm peptide lợi niệu trong thời gian nằm viện, mặc dù 84% số người được hỏi cho biết rằng họ đã có kết quả xét nghiệm NP ở cơ sở của họ.

 

Tải về mẫu infographic cho báo cáo khoảng trống bệnh suy tim để xác định và khắc phục trong thực hành lâm sàng.

 

References
  1. APAC CVD Alliance report Lời kêu gọi vì Hành động Chung: Tái định nghĩa Chăm sóc Tim mạch trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
  2. Zhao, D. (2021). Epidemiological features of cardiovascular disease in Asia. JACC: Asia, 1(1), 1–13. https://doi.org/10.1016/j.jacasi.2021.04.007 
  3. Institute for Health Metrics and Evaluation. (2023). GBD Compare. https://vizhub.healthdata.org/gbd-compare/
  4. Institute for Health Metrics and Evaluation. (2019). GBD Compare. https://vizhub.healthdata.org/gbd-compare/ 

Cập nhật từ các chuyên gia hàng đầu

Khi từng phút đều quý giá: Đi sâu vào quá trình tìm kiếm phương pháp phân loại nhanh chóng cho bệnh nhân đau ngực tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện IJN Malaysia

Những thiếu sót và thách thức hiện nay trong việc quản lý bệnh nhân đau ngực tại Khoa Cấp cứu của IJN là gì? Những động lực chính nào thúc...

16 September 2024
Dr Farina Mohd Salleh

Bước tiến vượt bậc trong việc giảm 70-80% tỷ lệ tái nhập viện do suy tim – Bằng cách nào và ở đâu?

Tình hình quản lý suy tim hiện nay ở Thái Lan như thế nào? Theo quý vị, đâu là những nhu cầu lớn nhất chưa được đáp ứng trong lĩnh...

8 August 2024
Dr Aekarach Ariyachaipanich